GDP và GRDP là gì? Những nét khái quát về GDP và GRDP

GDP và GRDP là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong tài chính kinh tế. Thế nhưng không phải ai cũng biết khái niệm GDP và GRDP là gì? Chúng có ý nghĩa gì và nói lên điều gì? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì cùng Vũ Hoàng Tâm đọc bài viết ở dưới đây sẽ bổ sung thêm thông tin hữu ích nhé. 

GDP và GRDP là gì? 

GDP trong kinh tế học là tổng sản phẩm trong nước hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Hiểu cách đơn giản là giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ được sản phẩm trong một quốc gia cụ thể trong một thời kỳ nào đó.

GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn cụ thể. Đây chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ các đơn vị của tỉnh trong thời kỳ nhất định. Chỉ số này cũng phản ánh các mối quan hệ, cách phân phối hoạt động, thu thập, dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế của một địa phương. Vậy là GRDP là gì bạn đã nắm rõ rồi.

Thực tế tổng sản phẩm trên địa bàn được sử dụng nghiên cứu cơ cấu, biến động cơ cấu kinh tế theo ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế. Căn cứ xem xét mối quan hệ giữa huy động ngân sách nhà nước, phúc lợi trong xã hội, kết quả hoạt động sản xuất.

Cách tính và ưu điểm với chỉ số GRDP

GRDP là gì đã được nêu ở phần trên, phần này sẽ nêu cách tính chỉ số. Chỉ tiêu GRDP được biết là con số mà các đơn vị sản xuất đặt ra sau khi có kết quả tổng kết năm cũ với số liệu cụ thể. Các chỉ tiêu được đặt ra trong năm mới sẽ trở thành sự cố gắng, nỗ lực, đích tới cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ của địa phương, tỉnh cụ thể. Có hai loại chỉ tiêu rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó chính là chỉ tiêu đạt được và chỉ tiêu đặt ra.

GRDP được tính căn cứ vào nhiều lĩnh vực chính theo ngành nhất định. Bạn có thể xác định như sau: 

  • Lĩnh vực truyền thông: Các hoạt động giao thông vận tải, truyền thông lưu trữ, bất động sản, tài chính thương mại, quyền về sở hữu nhà ở tư nhân. 
  • Trong công nghiệp: hệ thống điện, nước, khai thác, xây dựng và sản xuất. 
  • Lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản. 

Căn cứ vào chỉ số GRDP thì bạn đưa ra được các đánh giá về tình hình sản xuất, kinh tế ở thành phố, tỉnh đó đang như thế nào, phát triển hay trì trệ. Nội dung của GRDP được dựa trên nhiều góc độ tổng hợp đưa ra:

  • Góc độ chi tiêu: Nói về tổng cầu nền kinh tế, gồm có tiêu dùng ở địa phương, gia đình cụ thể. Lúc này việc tích lũy tài sản, xuất nhập khẩu sẽ chênh lệch nhau. 
  • Góc độ thu nhập: Bao gồm khoản hao tài sản, thu nhập từ người lao động, sản xuất độ giá trị thặng dư. 
  • GRDP có nội dung tính theo góc độ sản xuất không gồm phí qua trung gian. 

GDP là gì, cách tính ra sao sẽ được làm rõ. Có lẽ nhiều người sẽ quan tâm tới cách tính chỉ số GRDP như thế nào cho đúng. Thực chất có các phương pháp tính cụ thể để vận dụng, tùy vào tình trạng mà bạn áp dụng các cách bên dưới:

  • Cách thức sử dụng: Việc tích lũy tài sản + tiêu dùng cuối cùng + sự chênh lệch về xuất nhập khẩu các dịch vụ và hàng hóa. Công thức tính như sau: GRDP = C + G + I + (X-M)
  • Cách thức sản xuất: Thuế nhập khẩu + tổng giá trị gia tăng ngành hàng – trợ cấp sản xuất (nếu có). Ta tính theo công thức sau: GRDP = VA + T – S
  • Cách thức thu nhập: Thuế sản xuất + yếu tố tham gia sản xuất + thặng dư + khấu hao tài sản khi sản xuất. Công thức tính như sau: GRDP = I+T+A+S.

Chỉ số GRDP hiện tại đang được sử dụng với nhiều lợi ích tốt cho việc kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất, kinh tế các vùng. Kết quả đưa ra có độ chuẩn xác tương đối cao, ít khi sai sót và có sự trùng lặp. Với chỉ số này thì bạn biết được tốc độ tăng trưởng, nếu có yếu kém hoặc trì trệ thì nhanh chóng tìm các giải pháp khắc phục, định hướng lại. Đồng thời còn giúp khắc phục được tình trạng chênh lệch quá lớn về số liệu giữa địa phương và trung ương.

Xem chi tiết về công nghệ tài chính Fintech: https://top1-bank.com/fintech-la-gi/

Cách tính và ý nghĩa của chỉ số GDP

GDP là chỉ số được nhắc tới rất nhiều và với những người làm kinh tế luôn quan tâm tới chỉ số này. Nó đánh giá mức độ tăng trưởng của kinh tế toàn quốc gia dựa theo sản phẩm, dịch vụ. Chỉ số này mà giảm mạnh thì ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của một quốc gia ở các mặt: Tiền đang bị mất giá, xuất hiện lạm phát, kinh tế đang suy thoái, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hơn,…Chứng tỏ nền kinh tế của một đất nước đang đi xuống, tác động tới cuộc sống người dân có chất lượng giảm đi.

Cách tính chỉ số GDP như sai:

  • Phương pháp chi tiêu: Tính chi tiêu của hộ gia đình + Chi tiêu của chính phủ + tổng đầu tư + xuất nhập khẩu. 
  • Phương pháp chi phí: Tính tiền lương + tiền lãi + lợi nhuận + tiền thuê + thuế gián thu ròng + mức độ hao mòn tài sản cố định
  • Phương pháp giá trị gia tăng: Tính giữa tổng thuế nhập khẩu + giá trị tăng thêm.

Khi bạn nắm được chi tiết các thông tin về GDP và GRDP là gì thì hiểu được các chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất, sự phát triển kinh tế ra sao. Website Top1Bank thường xuyên cập nhập các tin tức hữu ích về kinh tế, tài chính mời bạn thường xuyên ghé thăm nhé.

Viết một bình luận